Thắc mắc về tiền thưởng tết nêu trên của chị Trương Thị Lan (ngụ TP.HCM),ềnthưởngtếtcóphảiđóngthuếthunhậpvàbảohiểmxãhộikhômột inch là bao nhiêu cm bạn đọc Báo Thanh Niên.
Luật sư tư vấn
Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay pháp luật không có quy định cụ thể về định nghĩa thưởng tết, lương tháng 13.
Tiền thưởng tết có phải đóng thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội không?
Thay vào đó, pháp luật quy định về thưởng (theo điều 104 bộ luật Lao động năm 2019) là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Căn cứ khoản 2, điều 3 luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (được sửa đổi bởi khoản 1, điều 1 luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012), điểm e khoản 2 điều 2 Thông tư 111 năm 2013 của Bộ Tài chính thì tiền thưởng tết thuộc thu nhập chịu thuế, do đó, người lao động vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cụ thể, quy định tại luật Thuế thu nhập cá nhân có nêu rõ thu nhập chịu thuế cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
Còn ở Thông tư 111 của Bộ Tài chính thì các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức đều là đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân, trừ tiền thưởng kèm danh hiệu thi đua hoặc do nhà nước phong tặng; kèm giải thưởng quốc gia, quốc tế; về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh.
Tuy nhiên, theo luật sư Thảo, người lao động chỉ phải nộp thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ (như giảm trừ gia cảnh) mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Về việc đóng bảo hiểm xã hội, theo khoản 3 điều 30 Thông tư 59 năm 2015 của Bộ LĐ-TB-XH (được sửa đổi bởi khoản 26 điều 1 Thông tư 06 năm 2021 của Bộ LĐ-TB-XH) thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại điều 104 của bộ luật Lao động năm 2019.
Do đó, tiền thưởng tết không được tính vào tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Xem nhanh 12h ngày 1.12: Thời sự toàn cảnh